Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0945.689.368
Hotline: 0945.689.368

Cọc khoan nhồi là gì?

Thi công cọc khoan nhồi bình thường hoặc dân dụng được biết đến là một phương án được lựa chọn để đảm bảo tính an toàn cho công trình cao tầng, khắc phục những nhược điểm của những phương án như cọc ép. Vậy cọc khoan nhồi là gì?

Khi mà các phương án đổ bê tông cọc khác có nhiều yếu điểm, nhất là độ chịu tải, độ an toàn, người ta đặt ra câu hỏi: làm thế nào để khắc phục được nhược điểm này, nhất là với các công trình cao tầng. Và thi công khoan cọc nhồi đã ra đời sau nhiều thực nghiệm thành công.

Tuy đã phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cọc khoan nhồi là gì? Để biết câu trả lời, cùng theo dõi bài viết sau cùng chúng tôi nhé.

Cọc khoan nhồi là gì?

Là một loại móng sâu ứng dụng trong xây dựng khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Với đường kính từ 60 – 300 cm, chia ra nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau phù hợp với từng công trình.

Điểm nổi bật là cọc được tạo nên bằng phương pháp khoan hiện đại, giúp người thi công dễ dàng điều chỉnh hạ độ sâu rất lớn và đường kính rộng. Phương án dùng cọc này hiện nay khá phổ biến, nhất là trong những công trình cao tầng, những công trình cần độ chịu tải lớn,…

Quy trình thi công cọc khoan nhồi

Bên cạnh câu hỏi cọc khoan nhồi là gì? hay chúng ứng dụng ở đâu thì quy trình thi công là câu hỏi cũng được quan tâm không kém. Các đơn vị thi công cần đảm bảo tuân thủ đúng quy trình sau:

+ Đầu tiên là tiến hành khoan lỗ: bao gồm việc ép cọc, công việc đòi hỏi sự chính xác, không được phép sai lệch gây ảnh hưởng đến công trình.

+ Tiếp theo, cần làm sạch hố khoan: khi khoan sẽ không tránh khói việc làm rơi đất đá và những thứ linh tinh rơi xuống. Do đó, cần làm sạch trước khi tiến hành đổ bê tông.

+ Tiếp đến là gia công lắp dựng lồng thép: lồng thép là thiết bị đã được làm sẵn, tiếp hành lắp lồng này đúng vị trí và kỹ thuật.

+ Sau đó đến thi công cọc: công đoạn này cần được giám sát thật kỹ, đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật và những điều kiện khác liên quan.

+ Cuối cùng là kiểm tra chất lượng cọc, đập đầu cọc và tiến hành thi công bệ móng.

Đến đây, quá trình thi công kết thúc. Lưu ý, việc giữ vách cho cọc có thể dùng ống vách hạ xuống để khoan lỗ, cho đến khi đổ bê tông thì rút lên, việc này giúp đảm bảo chất lượng cho cọc, tuy nhiên cũng khá khó khăn khi thực hiện.

Ưu điểm và nhược điểm của cọc khoan nhồi

Mặc dù đã đưa vào sử dụng hơn chục năm, nhưng phương án thi công này vẫn có sự đối nhau ở những điểm. Vậy chúng có đặc điểm ra sao, có ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm

+ Các khâu đúc cọc được rút ngắn đi rất nhiều, từ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí khá nhiều.

+ Có thể thay đổi kích thước hình học của cọc (bao gồm chiều dài và chiều rộng) cho phù hợp với thực trạng đất nền một cách dễ dàng do được đúc ngay tại móng.

+ Khả năng tận dụng hết khả năng của vật liệu, giảm được số cọc trong móng.

+ Không gây tiếng ồn khi thi công, đồng thời môi trường xung quanh cũng ít bị ảnh hưởng.

+ Cho phép kiểm tra trực quan địa chất từ mẫu đất đào nên đánh giá chính xác hơn điều kiện của đất.

Nhược điểm

+ Cọc trong suốt quá trình thi công đều nằm sâu trong lòng đất, các khuyết tật dễ xảy ra như: hiện tượng co thắt, hẹp cục bộ, bê tông quanh thân cọc bị rửa trôi, rỗ mặt thân cọc do nước mưa,…

+ Phụ thuộc vào thời tiết

+ Thi công dễ gây lầy lội ảnh hưởng đến môi trường và hao tổn chi phí thí nghiệm cọc

Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã biết được cọc khoan nhồi là gì? Vì sao nó lại được chọn sử dụng nhiều? đồng thời nắm rõ những ưu và nhược điểm mà chúng mang lại sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc chọn dịch vụ thi công làm cọc.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm dịch vụ thi công khoan cọc nhồi uy tín để được hỗ trợ tốt nhất thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi – uy tín, nhất lượng, nơi bạn có thể đặt trọn niềm tin.