Để khắc phục các sự cố này, phương pháp khoan dẫn ép cọc được đưa ra.
Vậy khoan dẫn ép cọc là gì?
Trên thực tế, khoan dẫn ép cọc là phương pháp sử dụng bentonite để thi công nhằm hạn chế sập thành hố khoan.
Có thể thấy rằng, địa chất dưới hố móng khá phức tạp, có nhiều lớp đá cứng không ổn định. Do đó, để đảm bảo chiều sâu cọc như quy định của thiết kế, cọc cần phải xuyên qua các lớp đất đá này. Tuy nhiên, đôi khi cường độ của đá lớn hơn nhiều cường độ của bê tông cọc làm cho cọc không thể xuyên qua được khi ép. Để giải quyết hiện tượng này, người ta tiến hành khoan dẫn khoan mồi trước khi thi công với đường kính khoan bằng khoảng ¾ cạnh cọc.
Không những vậy, việc khoan dẫn ép cọc còn giúp giải quyết các tác hại của việc ép cọc bê tông tới các căn hộ liền kê như khiến nền móng nhà liền kề yếu và gây nên sự đùn đất khiến nhà bên bị lún, nứt, phồng nền.
Những trường hợp nào cần phải khoan dẫn ép cọc ?
Theo kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực ép cọc bê tông và thi công nền móng, các kỹ sư thuộc Khoan Cọc Nhồi Miền Bắc nhận thấy một số trường hợp cần phải khoan dẫn ép cọc bao gồm:
– Chiều dày lớp đất đá có chỉ số SPT cao, cụ thể: đất sét N30>8, đất cát N30>15 trong khi ứng suất của tải trọng ép dưới mũi cọc không thẳng được thì cần khoan dẫn đễ cọc đạt cao độ mũi cọc thiết kế.
– Địa chất không đồng nhất gặp các thấu kính có chỉ số SPT cao, việc khoan dẫn qua thấu kính cũng giúp đạt cao độ mũi cọc thiết kế.
– Khoan dẫn để tựa mũi cọc vào lớp đất đá ổn định giúp chống trượt khi thực hiện giải pháp móng trên nền địa chất miền đồi núi và trung du.
– Tránh hiện tượng chối giả khi ép cọc trong địa chất là cát.
– Tránh đẩy trồi đất gây mất an toàn cho các công trình lân cận khi thi công trong các khu vực đông dân cư.
Nguyên lý thực hiện của phương pháp khoan dẫn ép cọc
– Trước khi ép, tại vị trí tâm cọc thiết kế người ta khoan trước một lỗ có đường kính bằng 1/8 – 1/10 cạnh cọc.
– Chiều sâu các lỗ khoan được tính toán tùy thuộc vào lớp địa chất bên dưới sao cho cá thể thi công được.
– Lỗ khoan được giữ bằng dung dịch bentonite nhằm hạn chế sập thành lỗ khoan. Tuy nhiên, đơn vị thi công cũng cần phải tính đến ảnh hường của lớp bentonite bám thành đến sức chịu tải của cọc. Để xác định yếu tố này, các kỹ sư phải làm cọc thử thí nghiệm sức chịu tải, tiến hành đánh giá lại để có biện pháp phù hợp trong việc điều chỉnh chiều dài cọc và số lượng cọc.
Không những vậy, chiều sâu của cọc cũng cần được tính toán cẩn thận dựa vào các yếu tố ảnh hưởng như: độ chặt của lớp xen kẹp, cỡ hạt, dung dịch sử dụng, đường kính khoan.
Các công đoạn thực hiện khoan dẫn sử dụng bentonite khá phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm và trình chuyên mô cao của các kỹ sư và đơn vị tư vấn thiết kế.
– Sau khi hoàn thành các lỗ khoan, đơn vị thi công tiến hành ép cọc.